Quan điểm của các nước và các tổ chức quốc tế khác Vị_thế_chính_trị_Đài_Loan

Vì mục tiêu chống Cộng buổi đầu Chiến tranh Lạnh, Trung Hoa Dân Quốc ban đầu được Liên Hiệp Quốc và đa số quốc gia phương Tây công nhận là chính phủ hợp pháp duy nhất của cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Nghị quyết 505 Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua ngày 1 tháng 2 năm 1952 đã coi những người Cộng sản Trung Quốc là những kẻ phiến loạn chống Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, trong thập niên 1970 một sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao khiến mọi quyền lợi chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 25 tháng 10 năm 1971, Nghị quyết 2758 được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua, theo đó trục xuất Trung Hoa Dân Quốc và thay thế ghế của Trung Quốc tại Hội đồng bảo an (và mọi tổ chức Liên hiệp quốc khác) bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nghị quyết tuyên bố "rằng những đại diện của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là những đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc." Nhiều nỗ lực của Trung Hoa Dân Quốc nhằm tái gia nhập Liên Hiệp Quốc, không phải với tư cách đại diện cho toàn bộ Trung Quốc nữa, mà chỉ là đại diện cho nhân dân tại các vùng lãnh thổ do họ quản lý vẫn chưa được hội đồng thông qua, chủ yếu vì áp lực ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho rằng Nghị quyết 2758 đã giải quyết vấn đề này. (Xem Trung Quốc và Liên hiệp quốc.)

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ chối giữ quan hệ ngoại giao với bất kỳ quốc gia nào công nhận Trung Hoa Dân Quốc, nhưng không từ chối trong trường hợp quốc gia đó chỉ giữ quan hệ kinh tế, văn hóa và các trao đổi khác không phải là quan hệ ngoại giao chính thức. Vì thế, nhiều nước có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh vẫn giữ các văn phòng ngoại giao không chính thức tại Đài Bắc. Ví dụ, Hoa Kỳ giữ Viện Mỹ tại Đài Loan. Tương tự, chính phủ Đài Loan thiết lập các văn phòng kiểu ngoại giao tại đa số các quốc gia dưới những tên gọi khác nhau, thông thường nhất là Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc.

Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc AnhNhật Bản công nhận một nhà nước Trung Hoa và rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Nhật Bản thừa nhận chứ không phải công nhận lập trường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Đối với Canada và Anh Quốc, văn bản thỏa thuận giữa hai bên ghi rõ rằng hai bên lưu ý lập trường của Bắc Kinh, nhưng từ ủng hộ không được sử dụng. Lập trường của chính phủ Vương quốc Anh đã nhiều lần khẳng định rằng "tương lai của Đài Loan phải được quyết định một cách hòa bình bởi nhân dân ở hai phía eo biển." Dù các phương tiện truyền thông tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng Hoa Kỳ phản đối sự độc lập của Đài Loan, Hoa Kỳ đã đề cập tới sự khác nhau tế nhị giữa "phản đối" và "không ủng hộ". Trên thực tế, đa số những lời tuyên bố do Washington đưa ra đều nói rằng họ "không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan", chứ không phải "phản đối". Vì thế, Hoa Kỳ hiện không đưa ra tuyên bố lập trường chính trị, trừ với một điều kiện tiên quyết rằng phải có một giải pháp cho sự khác biệt giữa hai bên eo biển Đài Loan. Tất cả tình trạng mập mờ như vậy khiến Hoa Kỳ cuối cùng luôn phải đi trên một con đường hẹp với những lưu ý tới cả hai bên tranh chấp.

Trung Hoa Dân Quốc vẫn giữ quan hệ ngoại giao chính thức với 15 quốc gia, chủ yếu tại Trung Mỹ, Caribe, châu Phichâu Đại Dương. Đặc biệt, Tòa Thánh cũng công nhận Trung Hoa Dân Quốc, một quốc gia không có đa số tín đồ Thiên chúa/Cơ đốc, chủ yếu để phản đối sự đàn áp Cơ đốc giáo trong lục địa. Vatican đã nhiều lần nhắc lại ý định ngừng quan hệ với Đài Loan ngay khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tăng thêm các quyền tự do tôn giáo. Trong thập kỷ 1990, đã có một cuộc chiến tranh ngoại giao dữ dội trong đó Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc cùng nỗ lực lôi kéo các nước nhỏ thiết lập quan hệ ngoại giao với mình. Tuy nhiên, tới năm 2001, nỗ lực này dường như đã chấm dứt khi sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cộng với mối nghi ngờ tại Đài Loan về việc hành động đó có thực sự mang lại lợi ích cho họ. Tháng 3 năm 2004, Dominica chuyển sang công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để đổi lấy một khoản viện trợ. Tuy nhiên, cuối năm 2004, Vanuatu đã thay đổi lập trường từ Bắc Kinh sang Đài Bắc trong một thời gian ngắn, dẫn tới việc Thủ tướng nước này bị mất chức và quay trở lại công nhận Bắc Kinh. Ngày 20 tháng 1 năm 2005, Grenada chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh, đổi lại hàng triệu đô la viện trợ (US$1.500 cho mỗi người dân Grenada) đã được cung cấp. Ngày 26 tháng 10 năm 2005, Senegal cũng ngừng quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc và thiết lập các tiếp xúc ngoại giao với Bắc Kinh. Ngày 5 tháng 8 năm 2006, Tchad chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để chuyển sang công nhận Bắc Kinh. Ngày 26 tháng 4 năm 2007, Saint Lucia lại chuyển sang quan hệ ngoại giao với chính quyền Đài Bắc. Ngày 7 tháng 6 năm 2007, Costa Rica ngừng quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Tháng 1 năm 2008, Malawi chuyển sang công nhận Trung Quốc đại lục. Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Gambia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc và chuyển sang quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Tháng 12 năm 2016, São Tomé và Príncipe chuyển sang quan hệ ngoại giao từ Đài Loan đến Trung Quốc đại lục. Ngày 13 tháng 6 năm 2017, thêm một quốc gia đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan là Panama. Ngày 1 tháng 5 năm 2018, Cộng hòa Dominica chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc và chuyển sang quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục. Ngày 25 tháng 5 năm 2018, Burkina Faso cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Ngày 21 tháng 8 năm 2018, El Salvador tuyên bố ngừng quan hệ ngoại giao với Đài Bắc và chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Ngày 20 tháng 9 năm 2019, Kiribati tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc và chuyển sang quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục.

Hiện tại, các nước đang giữ quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc gồm:

Dưới áp lực liên tiếp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm ngăn chặn bất kỳ một sự đại diện có thể mang tính chất quốc gia nào của Trung Hoa Dân Quốc, các tổ chức quốc tế đã đưa ra các chính sách khác nhau về vấn đề tham gia của Đài Loan. Trong trường hợp (Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới) nơi hầu như toàn bộ các quốc gia thành viên đều là các quốc gia có chủ quyền, Trung Hoa Dân Quốc đã bị thay thế toàn bộ, nhưng trong những trường hợp khác, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hội đồng Olympic Quốc tế (IOC) Trung Hoa Dân Quốc thường tham gia với cái tên: "Trung Hoa Đài Bắc" như trong trường hợp APEC và IOC, và "Lãnh thổ Thuế quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, và Mã Tổ" (thường gọi tắt là Trung Hoa Đài Bắc") trong trường hợp WTO. Vấn đề tên gọi của Đài Loan đã được nghiên cứu kỹ trong giải 2006 World Baseball Classic. Những người tổ chức dự định gọi họ là Đài Loan, nhưng dưới sức ép của Trung Quốc đã buộc phải đổi thành "Trung Hoa Đài Bắc". Người Đài Loan phản đối quyết định này, tuyên bố rằng WBC không phải một sự kiện của Hội đồng Olympic Quốc tế, nhưng phản đối không mang lại kết quả. Bản hướng dẫn ISO 3166 về tên gọi các quốc gia và vùng lãnh thổ cấp mã riêng biệt cho Đài Loan (TW), ngoài mã của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CN), nhưng liệt kê Đài Đoan là "Đài Loan, tỉnh của Trung Quốc" dựa theo cái tên do Liên hiệp quốc sử dụng với sức ép từ phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong ISO 3166-2:CN, Đài Loan cũng được đánh mã CN-71 thuộc Trung Quốc, vì thế khiến Đài Loan thành một phần của Trung Quốc trong ISO 3166-1ISO 3166-2.

Tên gọi của Trung Hoa Dân Quốc và Đài Loan vẫn là một vấn đề thường gây tranh cãi tại các tổ chức phi chính phủ. Một tổ chức đang gặp phải sự đối đầu kịch liệt trong vấn đề này là Lions Club.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vị_thế_chính_trị_Đài_Loan http://www.aph.gov.au/library/pubs/rp/2000-01/01rp... http://www.gwytb.gov.cn:8088/detail.asp?table=Whit... http://www.spacewar.com/2004/040811075029.onla5r7o... http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/200... http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/200... http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/20... http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/20... http://www.taiwanadvice.com/harintmcexc.htm http://news.yam.com/tdn/politics/200502/2005021523... http://newton.uor.edu/Departments&Programs/AsianSt...